Nếu bạn đang lo lắng về thủ tục nhập cảnh định cư Mỹ như giấy tờ, trả lời phỏng vấn tại sân bay, hay làm sao để tránh những vấn đề phát sinh khiến quá trình nhập cảnh trục trặc. Đừng lo, sau đây OCes sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước về thủ tục nhập cảnh, từ việc chuẩn bị hồ sơ, điền tờ khai I-94 đến quy trình làm việc với nhân viên hải quan Mỹ.
Chuẩn bị trước khi nhập cảnh Mỹ
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi nhập cảnh sẽ giúp bạn tránh những rắc rối, đảm bảo quá trình nhập cảnh diễn ra thuận lợi. Dưới đây là những điều quan trọng cần thực hiện trước khi lên đường:
1. Kiểm tra và chuẩn bị hồ sơ cần thiết
Khi đến Mỹ, bạn sẽ trải qua quá trình kiểm tra hồ sơ định cư, nơi hồ sơ I-94 điện tử sẽ được tạo. Do đó, đừng cất hồ sơ vào hành lý ký gửi, vì bạn sẽ được yêu cầu xuất trình ngay tại cửa khẩu nhập cảnh.
Hãy đảm bảo tất cả giấy tờ được sắp xếp gọn gàng, dễ dàng xuất trình khi cần. Danh sách các giấy tờ quan trọng bao gồm:
- Hộ chiếu: Còn hiệu lực ít nhất 6 tháng.
- Visa định cư Mỹ: Hợp lệ và đúng với diện định cư của bạn.
- Giấy tờ nhập cư: Bao gồm giấy chấp thuận từ USCIS, thư chấp thuận thị thực…
- Các tài liệu liên quan: Hồ sơ y tế, chứng nhận tiêm chủng và các tài liệu bổ sung nếu được yêu cầu.

2. Điền tờ khai nhập cảnh I-94
Sau khi hoàn tất kiểm tra giấy tờ, hành khách cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai nhập cảnh I-94. Chỉ cần điền một tờ khai chung cho cả gia đình.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách điền từng mục:
Mục 1: Ghi họ và tên theo đúng hộ chiếu.
Mục 2: Nhập ngày/tháng/năm sinh.
Mục 3: Số lượng thành viên gia đình cùng đến Mỹ. Nếu đi một mình, ghi “0”.
Mục 4: Điền địa chỉ cư trú tại Mỹ, bao gồm:
- Tên đường
- Thành phố
- Tiểu bang
Mục 5: Quốc gia cấp hộ chiếu. Nếu dùng hộ chiếu Việt Nam, điền ” Việt Nam “.
Mục 6: Nhập số hộ chiếu (dãy số trên trang đầu hộ chiếu).
Mục 7: Điền quốc gia đang sinh sống trước khi đến Mỹ.
Mục 8: Danh sách các quốc gia đã từng đi trước khi nhập cảnh Mỹ (bao gồm Việt Nam và các quốc gia đã quá cảnh trước khi đến Mỹ).
Mục 9: Nhập tên hãng hàng không/số hiệu chuyến bay hoặc tên máy bay. Điền số hiệu chuyến bay của chặng cuối để đến Mỹ.
Mục 10: Lý do đến Mỹ: Nếu đi công tác, chọn “YES”. Nếu đi du lịch hoặc định cư, chọn “NO”.
Mục 11: Khai báo các loại thực phẩm, động vật, hạt giống… có mang theo:Nếu có, chọn “YES”. Nếu không, chọn “NO”.
Cụ thể bao gồm:
- Trái cây, rau củ, cây trồng, hạt giống, thức ăn, côn trùng.
- Thịt, động vật, các sản phẩm, thức ăn được làm từ động vật hoặc động vật hoang dã.
- Chất gây bệnh, các mẫu cấy tế bào và các loại ốc.
- Đất hoặc từng đến nông trại, cơ sở chăn nuôi, đồng cỏ chăn thả gia súc.
Mục 12: Khai báo tiếp xúc với động vật sống gần đây: Nếu có, chọn “YES”. Nếu không, chọn “NO”.
Mục 13: Khai báo mang theo tiền mặt hoặc ngoại tệ từ 10.000 USD trở lên: Nếu có, chọn “YES”. Nếu không, chọn “NO”.
Mục 14: Khai báo mang theo hàng hóa thương mại: Nếu có, chọn “YES”. Nếu không, chọn “NO”.
Mục 15: Nếu đã chọn “NO” ở mục 14, điền “N/A”. Nếu chọn “YES”, điền tổng giá trị hàng hóa mang vào Mỹ:
- Công dân/Thường trú nhân Mỹ (RESIDENTS): Ghi tổng giá trị hàng hóa cá nhân mang theo, bao gồm những sản phẩm đã mua, được cho tặng hoặc gia đình mang theo trở về Mỹ.
- Du khách nước ngoài (VISITORS): Ghi tổng giá trị hàng hóa sẽ để lại Mỹ bao gồm cả hàng hóa thương mại. Nhân viên hải quan sẽ hướng dẫn đóng thuế dựa trên các loại hàng hóa mà bạn liệt kê.
Sau khi hoàn tất, hành khách ký tên và ghi ngày/tháng/năm để xác nhận tính chính xác của thông tin khai báo.

Quy trình nhập cảnh tại sân bay Mỹ
Khi đến sân bay Mỹ, hành khách cần thực hiện các bước nhập cảnh theo đúng quy định. Dưới đây là quy trình chi tiết:
1. Kiểm tra an ninh tại khu vực sân bay
Nhân viên Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) sẽ kiểm tra vé máy bay và hồ sơ nhập cảnh của hành khách. Để tiết kiệm thời gian, hãy chuẩn bị sẵn các giấy tờ cần thiết trước khi vào khu vực kiểm tra.
Tại quầy kiểm tra hành lý, hành khách cần:
- Sắp xếp hành lý xách tay vào khay nhựa, bao gồm quần áo, chất lỏng, thiết bị điện tử và các vật dụng cá nhân khác.
- Tháo giày, áo khoác, thắt lưng và đảm bảo túi trống rỗng trước khi qua máy quét an ninh.
- Lấy máy tính xách tay, iPad và các thiết bị điện tử lớn ra khỏi túi. Các thiết bị nhỏ hơn như điện thoại di động có thể để trong hành lý xách tay.
- Đưa hành lý vào băng chuyền để kiểm tra qua máy quét X-quang, đồng thời đi qua máy soi chiếu toàn thân theo hướng dẫn của nhân viên an ninh TSA.
Nếu có yêu cầu bổ sung, bạn cần hợp tác và tuân thủ hướng dẫn của nhân viên an ninh.

2. Phỏng vấn với nhân viên Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP)
Sau khi hoàn tất kiểm tra an ninh, hành khách sẽ đến quầy Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) để phỏng vấn nhập cảnh. Nhân viên hải quan có thể đặt một số câu hỏi như:
- Quốc tịch hoặc tình trạng nhập cư của quý vị?
- Mục đích chuyến đi Mỹ?
- Thời gian lưu trú tại Mỹ?
- Địa chỉ cư trú tại Mỹ?
- Những sản phẩm hoặc hàng hóa mang theo?
Trong một số trường hợp, nhân viên hải quan có thể kiểm tra hành lý nếu có dấu hiệu nghi vấn. Hành khách cần trả lời trung thực, rõ ràng và tuân thủ các yêu cầu được đưa ra.
3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra y tế (nếu có)
Tùy theo chính sách nhập cảnh vào từng thời điểm, hành khách có thể được yêu cầu kiểm tra y tế trước khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh. Các trường hợp cần kiểm tra thường bao gồm:
- Hành khách đến từ vùng dịch bệnh hoặc có triệu chứng bất thường về sức khỏe.
- Những đối tượng thuộc diện kiểm soát y tế theo quy định của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
Nếu được yêu cầu kiểm tra y tế, hành khách cần hợp tác và cung cấp đầy đủ thông tin theo hướng dẫn.
4. Xác minh tài chính (nếu có)
Đối với một số diện nhập cảnh, đặc biệt là du lịch, du học hoặc định cư, nhân viên hải quan có thể yêu cầu kiểm tra khả năng tài chính để đảm bảo hành khách có đủ điều kiện lưu trú tại Mỹ. Những giấy tờ có thể cần xuất trình bao gồm:
- Bảng sao kê ngân hàng, tiền mặt, thẻ tín dụng để chứng minh khả năng chi trả.
- Giấy tờ bảo trợ tài chính nếu có người bảo lãnh.
5. Hoàn thành các thủ tục đặc biệt (nếu có)
Một số trường hợp đặc biệt có thể yêu cầu thêm thủ tục bổ sung như:
- Khai báo hàng hóa thương mại nếu mang theo số lượng lớn sản phẩm hoặc tiền mặt trên 10.000 USD.
- Xác minh giấy tờ định cư đối với người nhập cảnh theo diện thẻ xanh, visa định cư hoặc tị nạn.
Sau khi hoàn tất tất cả các bước trên, hành khách có thể nhận hành lý và chính thức nhập cảnh vào Mỹ.

Những trường hợp bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ
Dưới đây là các lý do phổ biến khiến nhiều người bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ:
- Giấy tờ không hợp lệ hoặc thông tin sai lệch trên hộ chiếu, visa hoặc các giấy tờ khác.
- Có vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Từng bị từ chối nhập cảnh vào Mỹ trước đây.
- Vi phạm quy định về visa, chẳng hạn như ở quá thời gian cho phép trong các lần nhập cảnh trước.
- Không đủ khả năng tài chính để đảm bảo chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú.
- Dính líu đến các hoạt động vi phạm pháp luật tại Mỹ hoặc quốc gia khác.
- Có lịch sử vi phạm nhập cư, như làm việc trái phép hoặc không tuân thủ quy định thị thực.
- Mang theo các mặt hàng bị cấm theo luật Mỹ.
- Có tiền sử liên quan đến các hành vi gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
OCes – Chuyên gia tư vấn định cư Mỹ theo diện EB-3, EB-5
Việc nhập cảnh định cư Mỹ không chỉ yêu cầu tuân thủ chặt chẽ các thủ tục mà còn đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hồ sơ, tài chính và kế hoạch định cư lâu dài. Đối với những ai mong muốn định cư theo diện đầu tư EB-5 hoặc lao động định cư EB-3, lựa chọn một đơn vị tư vấn uy tín là điều cần thiết để đảm bảo quá trình được thuận lợi, hợp pháp và đạt kết quả tốt nhất.

OCes tự hào là đơn vị chuyên tư vấn định cư Mỹ, đặc biệt với các chương trình EB-3, EB-5, giúp khách hàng từng bước hoàn thiện hồ sơ, đáp ứng yêu cầu pháp lý và hiện thực hóa giấc mơ Mỹ một cách an toàn, bền vững.
Lời kết
Qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ tường tận về thủ tục nhập cảnh định cư Mỹ, giúp hành trình của bạn diễn ra thuận lợi, tránh các rủi ro không đáng có.
Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, uy tín cho hành trình định cư Mỹ theo diện lao động EB-3, đầu tư EB-5, OCes sẵn sàng đồng hành cùng bạn. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết hỗ trợ bạn từng bước để đảm bảo hồ sơ đạt chuẩn và quá trình nhập cư diễn ra suôn sẻ.
Liên hệ ngay với OCes để được tư vấn miễn phí và hiện thực hóa giấc mơ Mỹ ngay hôm nay!